Cô và trò
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

giới thiệu phần mềm toán học

Go down

giới thiệu phần mềm toán học Empty giới thiệu phần mềm toán học

Bài gửi  giaovienchunhiem 29/12/09, 09:18 am

GIỚI THIỆU PHẦN MỀM
CÔNG THỨC VÀ TÍNH TOÁN 5.01
(EQUATION AND CALCULATION 5.01)

1. Mở đầu
Tác giả phần mềm: Thầy giáo Phạm Bá Hưng
Trường THCS Giảng Võ, Quận Ba Đình, Hà Nội
Tel: 0989.83.85.69
Mail: PhamBaHung68@yahoo.com ; PhamBaHung68@gmail.com
Đây là sản phẩm đã đoạt giải trong cuộc thi "Nhân tài đất Việt trong lĩnh vực CNTT và truyền thông năm 2008"
Phần mềm này là công cụ rất hiệu quả, dễ sử dụng ngay trong WORD, POWERPOINT, EXCEL và trong các ứng dụng khác để: Soạn giáo án điện tử, giảng dạy trực tiếp, nghiên cứu (Soạn công thức-Tính toán từng bước-Giải phương trình, hệ phương trình, Tìm nghiệm-Vẽ đồ thị-Vẽ hình hình học-Các chức năng về số học,…).
Rất dễ sử dụng vì: Chỉ cần biết một tí về soạn thảo WORD hay thậm chí chưa biết gì, với sự hướng dẫn một chút trong khoảng nửa giờ đồng hồ là bạn đã có thể soạn giáo án điện tử với nhiều công thức, hình vẽ, tính toán phức tạp ngay trong WORD bằng cách chỉ cần gõ các mã lệnh ngắn gọn, dễ nhớ.
Rất hiệu quả vì: Chỉ với WORD và phần mềm này bạn đã có thể soạn giáo án điện tử với nhiều công thức, hình vẽ, tính toán phức tạp một cách nhanh chóng nhất, tốc độ làm việc của bạn sẽ nhanh hơn khi bạn dùng các phần mềm khác. Các chức năng của phần mềm này bằng nhiều phần mềm khác cộng lại. Hơn nữa chức năng “Tính toán, biến đổi biểu thức từng bước biểu thức đã gõ với độ chính xác tới hỗn số cùng căn thức” thì chưa có phần mềm nào có được và do đó bạn không cần phải dùng tới máy tính bỏ túi khi soạn giáo án, đề-đáp án, khi giảng dạy trực tiếp có thể không cần chuẩn bị trước(gõ trước).
Phần mềm này rất hữu ích đối với các thầy, cô giáo, các bậc phụ huynh học sinh, học sinh, sinh viên soạn giáo án điện tử, nghiên cứu, giảng dạy trực tiếp hoặc hướng dẫn học sinh học tập về môn Toán, các nhà xuất bản trong việc soạn thảo sách toán,...
2. Phiên bản mới là sự đột phá của bản
3.Những cải tiến của bản Equation And Calculation 5.01 so với bản 3.0202.
2.1. Việc tạo các công thức trực quan hơn và bạn có thêm một số lệnh mới để tạo công thức. Có thể tạo hình dạng các công thức trước rồi mới gõ các thành phần vào trong công thức sau. Hơn nữa số mũ của các biểu thức lớn sẽ được tự động điều chỉnh độ cao cho phù hợp, bạn không cần phải thực hiện điều chỉnh thủ công như trong phiên bản trước. (Trước đây để tạo công thức bạn phải gõ các thành phần trong công thức trước. VD: Để gõ phân số bạn phải gõ .ps rồi gõ tử số, dấu phẩy, mẫu số, rồi sau khi gõ tổ hợp phím Ctrl+Shift+Enter thì hình dáng phân số mới xuất hiện)
VD: (Bạn có thêm các cách gõ sau)
+ Để gõ 123 bạn chỉ cần gõ “cc” thì sẽ xuất hiện dấu căn với con trỏ hình tròn màu đỏ ở dưới dấu căn , bạn chỉ cần gõ thêm biểu thức dưới dấu căn là 123. Để gõ 37 bạn chỉ việc gõ “cb” thì sẽ xuất hiện hình dạng căn với con trỏ hình tròn màu đỏ ở vị trí của chỉ số căn , bạn chỉ việc gõ vào chỉ số căn, biểu thức dưới dấu căn. Dấu gạch ngang của căn sẽ tự động dài ra vừa đủ. Nếu trước “cc” hoặc “cb” có dấu bắt đầu lệnh(thường là dấu chấm) thì lệnh có tác dụng như phiên bản trước(Trong phiên bản này nhớ dùng dấu ; để ngăn cách các tham số).
Để gõ 2+2+...+2 Có n dấu căn bạn chỉ cần gõ <.ctd cc2+cc2+...+cc2><Ctrl+End><;><Có n dấu căn><Ctrl+Shift+Enter>
+ Để gõ phân số 2k3 bạn chỉ cần gõ “ 2kpi/”(Với dấu cách trước tử số-Trong tử số không có dấu cách) thì xuất hiện dạng phân số với tử số là 2k(Gõ p và i liền nhau sẽ xuất hiện ngay ) và con trỏ hình tròn màu đỏ ở dưới mẫu số, tiếp theo bạn gõ mẫu số là số 3; hoặc bạn có thể gõ “ /” thì xuất hiện hình dạng phân số với con trỏ hình tròn màu đỏ ở tử số, bạn chỉ việc gõ tử số, mũi tên xuống ↓ , mẫu số. Dấu gạch ngang của phân số sẽ tự động dài ra vừa đủ.
Bạn cũng có thể bôi đen biểu thức dùng làm tử số, mẫu số cách nhau dấu chấm phẩy, tiếp theo chỉ việc gõ dấu / để tạo phân số.
+ Để gõ lũy thừa 23 bạn gõ “ 2^”(Với dấu cách trước cơ số-Trong cơ số không có dấu cách) thì xuất hiện dạng lũy thừa, tiếp theo bạn chỉ việc gõ thêm số mũ.
Bạn cũng có thể bôi đen biểu thức dùng làm cơ số, số mũ cách nhau dấu chấm phẩy, tiếp theo chỉ việc gõ dấu ^ để tạo lũy thừa.
+ Để gõ m1 bạn chỉ cần gõ “ m_”(Với dấu cách trước m) thì con trỏ màu đỏ ở dưới phần chỉ số, bạn chỉ việc gõ tiếp chỉ số dưới là 1.
Để gõ các dấu đặc biệt /^_ bạn chỉ việc gõ dấu . trước khi gõ các ký tự đó.
Điều đặc biệt là bạn có thể làm những điều tương tự như trên ở ngay trong một công thức phức tạp.
2.2 Với phiên bản mới bạn dễ dàng sửa đổi cả về nội dung và hình thức của một công thức phức tạp, giúp bạn dạy học trực quan hơn, hiệu quả hơn bằng cách di chuyển con trỏ tới từng phần của công thức, bôi đen một phần công thức để đổi màu, cỡ chữ của mọi phần trong công thức, gõ và sửa đổi dần từng phần với cỡ chữ mới, màu chữ mới trong khi vẫn nhìn thấy công thức ở dạng bình thường.
Bạn có thể copy, cắt, dán cả ở trong lẫn ngoài công thức và có thể chèn ký tự, công thức ngay trong công thức bằng tên viết tắt của chúng(Với phiên bản trước, để sửa đổi nội dung, hình thức một phần trong công thức, bạn sẽ mất nhiều thao tác với nhiều lệnh và tốn nhiều thời gian)
Bạn có thể yêu cầu học sinh giải các bài toán về điền số bằng cách yêu cầu học sinh trực tiếp gõ các biểu thức vào các phần trong công thức trong khi vẫn nhìn thấy hình dạng công thức,…
2.3. Phiên bản mới đã trang bị thêm danh sách viết tắt của ký tự đặc biệt và một số công thức toán học hay dùng, đồng thời trang bị cho bạn chức năng bổ xung, sửa đổi, xóa bớt danh sách viết tắt. Bạn có thể dùng chức năng này để tạo các dạng công thức hay dùng. Khi dùng bạn chỉ việc chèn công thức này ra rồi sửa đổi. Điều đặc biệt là bạn có thể chèn công thức bằng tên viết tắt vào tại vị trí nào đó trong công thức đã có.
Bạn vẫn có thể dùng cả danh sách viết tắt AutoCorrect hay AutoText của WORD một cách bình thường.
Một số biểu thức, kí hiệu hay dùng có thể gõ nhanh bằng cách khác.
+ Để gõ cặp dấu ngoặc đơn, ngoặc vuông, ngoặc nhọn đặc biệt(tự động cao lên, thấp xuống theo chiều cao của công thức ở trong ngoặc) bạn chỉ việc gõ các dấu mở ngoặc ([{ tương ứng(đối với ngoặc vuông, ngoặc nhọn, phải tắt chế độ gõ chữ Việt-có thể bằng cách gõ Alt+Z). Để gõ các cặp ngoặc thông thường bạn gõ các dấu đóng ngoặc )]} tương ứng. Bạn chỉ cần gõ 1 dấu sẽ tự động xuất hiện 2 dấu mở-đóng ngoặc tương ứng.
Nếu bạn bôi đen một công thức nào đó rồi mới gõ các phím trên thì các dấu ngoặc xuất hiện sẽ bao ngay phần đã bôi đen.
Để chỉ gõ 1 trong các dấu ngoặc trên, bạn hãy gõ dấu chấm trước khi gõ dấu ngoặc đó(Trong chế độ gõ chữ Anh).
Bạn có thể in ra tại vị trí con trỏ danh sách viết tắt đang dùng chỉ bằng 1 nút lệnh hoặc phím nóng Alt+7+0
Để dùng danh sách viết tắt này bạn chỉ việc gõ tên viết tắt(phía trước nó phải có dấu cách hoặc các kí tự đặc biệt như +- v.v...), sau đó gõ phím `(phím ở bên trái thanh dấu cách)
Để bổ xung, sửa đổi, xóa một tên viết tắt, tại đầu một dòng mới(sau khi gõ phím Enter), bạn gõ tên viết tắt, tiếp theo gõ dấu := rồi gõ ký tự hay biểu thức mới và khi con trỏ ở vị trí cuối, hãy gõ phím Ctrl+Shift+L(Nếu con trỏ ở ngay sau dấu = bạn gõ phím Ctrl+Shift+L thì tên viết tắt đó sẽ bị xóa).
Cú pháp lệnh:
Têntắt:=Biểu thức<Ctrl+Shift+L>
Bạn có thể tạo ra vô số qui ước viết tắt tùy theo công việc của bạn.
VD:
Để gõ  bạn chỉ cần gõ *
Để gõ π bạn chỉ cần gõ pi
Để gõ  bạn chỉ cần gõ >=
Để gõ  bạn chỉ cần gõ <=
Để gõ  bạn chỉ cần gõ k>=
Để gõ hằng số ℮ bạn gõ hse
Để gõ  bạn gõ ap và dấu ` hoặc bạn cũng có thể gõ ap Ctrl+Shift+K
(Nên dùng dấu ` thay cho Ctrl+Shift+K)
Để gõ a1,a2,a3,.. bạn chỉ cần gõ a1`,a2`,a3`,...(phím ` ở bên trái thanh dấu cách)
Để gõ x1,x2,x3,.. bạn chỉ cần gõ x1`,x2`,x3`,...
Để gõ x1,x2,x3,.. bạn chỉ cần gõ x1`,x2`,x3`,...
Để xem công thức sin của tổng bạn gõ sint` thì xuất hiện
sin x + y = sin x cos y + cos x sin y
Để hiện danh sách các hằng đẳng thức bạn gõ chdt`
Đặc biệt: Để gõ π, ℮, , , ,... bạn chỉ cần gõ pi, hse, >=, k>=, k=,...
Khi bạn đã bổ xung, sửa đổi các qui ước viết tắt thì khi bạn thoát WORD, sẽ xuất hiện hộp thoại:

Bạn hãy chọn Yes(nếu bạn muốn ghi lại các thay đổi đó), No(nếu không muốn ghi lại các thay đổi)
2.4. Đã bổ xung, sửa đổi một số lệnh vẽ hình. Với phiên bản mới có thêm một số lệnh vẽ các tứ giác đặc biệt và các lệnh khác. Tên các điểm khi vẽ hình đã được cải tiến. Khi tên lệnh có từ “ve” thì sau tên lệnh phải có dấu cách để tránh tình trạng bạn muốn thực hiện lệnh này thì máy tính lại thực hiện lệnh khác.
VD: Trong phiên bản trước, tên điểm là A12 thì trong phiên bản này tên điểm sẽ là A12.
2.5. Đối với phiên bản mới, bạn không cần phải dùng dấu phẩy đặc biệt để gõ dấu phẩy thập phân. Thay vào đó dấu phẩy thập phân bạn gõ dấu phẩy bình thường. Cần chú ý đối với phiên bản mới bạn phải dùng dấu ; chấm phẩy để ngăn cách các đối số trong câu lệnh và các đối số trong các hàm.
2.6. Trong phiên bản trước, khi bạn gõ số mũ hoặc chỉ số đối với biểu thức có độ cao lớn, thì số mũ và chỉ số vẫn ở độ cao thấp bình thường. Trong phiên bản này, số mũ và chỉ số sẽ ở độ cao thấp thùy theo độ cao của cơ số. Trong phiên bản này, bạn có thể dễ dàng thêm 1 phương trình, bất phương trình trong một hệ. Bạn chỉ việc chuyển vị trí con trỏ tới phương trình, bất phương trình cuối rồi gõ phím mũi tên ↓ để thêm pt, bpt.
2.7. Các phím điều khiển vị trí con trỏ:
_ Các phím mũi tên trái, phải: Di chuyển vị trí con trỏ về phía trước, phía sau 1 ký tự và vào trong công thức.
_ Các phím mũi tên lên, xuống: Di chuyển vị trí con trỏ về cuối, đầu các tham số trong công thức.
_ Các phím Home, End: Di chuyển vị trí con trỏ về đầu, cuối “dòng con”(Dòng trong công thức).
_ Các phím Ctrl+mũi tên trái-phải: Di chuyển vị trí con trỏ về đầu, cuối các “công thức con” bên trái hoặc bên phải cùng cấp trong công thức lớn hơn.
_ Các phím Ctrl+Home,End: Di chuyển vị trí con trỏ về đầu, cuối các “công thức lớn” nếu con trỏ đang ở trong công thức. Trong trường hợp khác con trỏ về đầu hay cuối tài liệu.
_ Các phím Shift+mũi tên trái-phải: Mở rộng, thu hẹp vùng chọn(vùng bôi đen) các kí tự, các phần.
_ Các phím Shift+Home,End: Chọn từ vị trí con trỏ tới đầu, cuối “dòng con”.
_ Các phím BackSpace, Delete: Xóa trái, phải.
_ Các phím Ctrl+C,X,V: Copy, cắt, dán.
2.8. Phiên bản này đã sửa đổi một số lỗi và một số hình thức trình bày chưa hợp lý có trong phiên bản trước, đã bỏ tổ hợp phím Ctrl+Shift+S và đã tăng được tốc độ làm việc lên đáng kể.

3. Cách cài đặt Equation And Calculation 5.0
+ Yêu cầu: +Máy tính để sử dụng hiệu quả: CPU 1700Mhz trở lên, RAM 128Mb trở lên.
+Dung lượng đĩa còn trống: 10Mb trở lên.
+Máy tính đã cài đặt HĐH WindowXP và WORD 2003.
+Chuẩn bị cài đặt: B1: Trong mục Start Up\Control Panel \Regional and Language Options\ Regional and Options\Standards and Formats bạn chọn: English(United States) rồi chọn OK(Bước này không cần làm nếu hệ điều hành được cài đặt ngầm định).
B2: Trong WORD chọn: Tools\Macro\Security\ Security Lebel\Low\OK.
+ Cài đặt: Bạn chỉ cần 1 file: EquationAndCalculation5.0.exe với dung lượng khoảng: 3.5Mb
Cách cài đặt:
B1: Mở File trên(có thể nháy kép chuột tại tên File) thì xuất hiện hộp thoại.
B2: Chọn nút lệnh: Next, rồi chọn Install(Có thể gõ phím Enter, khi xuất hiện hộp thoại lại gõ phím Enter).
Tiến trình cài đặt bắt đầu, bạn hãy đợi đến khi xuất hiện nội dung hướng dẫn sử dụng của phần mềm.
B3: Bạn có thể xem tài liệu hướng dẫn rồi đóng tài liệu này(Có thể gõ phím Alt+F4) thì xuất hiện hộp thoại
B4: Bạn chọn ‘Finish’(hoặc gõ phím Enter) để hoàn thành cài đặt.
+Sử dụng: B1: Nếu có 1 số phần mềm đã sử dụng các tổ hợp phím nóng của phần mềm này(VD: JET AUDIO,…), bạn hãy tắt các phím nóng của phần mềm đó hoặc đóng các phần mềm đó(Một số tổ hợp phím nóng quan trọng của phần mềm này: Ctrl+Shift+T, Ctrl+Shift+D, Ctrl+Shift+S, Ctrl+Shift+K,...)
B2: Khởi động phần mềm WORD.
Khi đó sẽ xuất hiện hệ thống Menu của phần mềm này(bằng chữ Việt có dấu) và ta có thể sử dụng phần mềm. Nếu khi sử dụng thấy hiển thị font không đúng thì thử thay đổi độ zoom(phóng to thu nhỏ)(có thể thực hiện bằng cách đè phím Ctrl, rồi xoay phím giữa của chuột) và có thể phải cài bộ Font gửi kèm theo bằng cách nháy kép chuột tại file Fonts.exe

4. Tóm lược các chức năng chính của phần mềm
1. Soạn thảo rất nhanh các biểu thức Toán ngay trong WORD bằng cách chỉ dùng bàn phím(gõ các mã lệnh ngắn gọn dễ nhớ ngay trong WORD);
2. Có thể tính toán, biến đổi từng bước biểu thức, bất đẳng thức đã gõ theo kiểu Anh hay Việt Nam trong đó có thể chứa nhiều hàm số khác nhau(dùng dấu chấm thập phân hay dấu phẩy thập phân) với dạng kết quả trung gian tùy chọn: số thập phân, phân số, hỗn số kèm căn thức hoặc lũy thừa ngay trong WORD;
3. Giải phương trình, hệ phương trình, tìm nghiệm ngay trong WORD;
4. Vẽ đồ thị hàm số bất kỳ nhanh chóng ngay trong WORD;
5. Vẽ hình hình học cực nhanh ngay trong WORD(trong hệ tọa độ hay không có hệ tọa độ) bằng cách gõ các mã lệnh(vừa gõ vừa đặt tên);
6. Các chức năng về số học và nhiều chức năng khác ngay trong WORD.

5. Hướng dẫn sử dụng nhanh
Gõ công thức:
Để gõ 37(căn bậc 3 của 7) chỉ cần gõ: .cb3;7 rồi gõ tổ hợp phím Ctrl+Shift+Enter
hoặc bạn cũng có thể gõ cb3↓7↓
Để gõ 7(căn của 7) chỉ cần gõ: .cc7(hoặc .cb;7) rồi gõ tổ hợp phím Ctrl+Shift+Enter
hoặc bạn cũng có thể gõ cc7↓
Để gõ hỗn số 234 chỉ cần gõ .hs2;3;4 rồi gõ tổ hợp phím Ctrl+Shift+Enter;
Để gõ phân số 23 chỉ cần gõ .ps2;3(hoặc gõ .hs;2;3) rồi gõ tổ hợp phím Ctrl+Shift+Enter
hoặc bạn cũng có thể gõ 2/3↓ (Trước tử số có dấu cách)
hoặc /2↓3↓ (Trước dấu / có dấu cách)
Để gõ lũy thừa x2 chỉ cần gõ .ltx;2 rồi gõ tổ hợp phím Ctrl+Shift+Enter
hoặc bạn cũng có thể gõ x^2↓ (Trước cơ số có dấu cách)
Để gõ cặp ngoặc đơn của biểu thức 223+1, bạn chỉ cần gõ .nd 223+1 và khi con trỏ ở cuối bạn gõ Ctrl+Shift+Enter hoặc bạn có thể bôi đen biểu thức trên rồi gõ dấu (.
Tương tự gõ ngoặc vuông(.nv), ngoặc nhọn(.nn)
Để gõ góc ABC(dấu góc ở trên) chỉ cần gõ: .gocABC rồi gõ tổ hợp phím Ctrl+Shift+Enter,...
Để gõ cung ABC(dấu cung ở trên) chỉ cần gõ: .cungABC rồi gõ tổ hợp phím Ctrl+Shift+Enter,...
Chú ý: Nếu số mũ là chữ cái o thì máy tính hiểu đó là độ(đơn vị số đo góc), nếu số mũ là chữ số 0 thì máy tính hiểu đó là lũy thừa 0

Gõ các kí tự đặc biệt và các dấu khác:
Gõ dấu các phép toán theo kiểu Việt Nam: dấu nhân gõ dấu * hoặc gõ x Ctrl+Shift+K(dấu “”). Các dấu phép toán khác gõ bình thường).
Để gõ các kí tự đặc biệt như dấu  (đồng dạng) chỉ cần gõ dd rồi gõ dấu ` hoặc Ctrl+Shift+K
Để gõ dấu lớn hơn hoặc bằng chỉ cần gõ >= rồi gõ dấu ` hoặc Ctrl+Shift+K
Để gõ dấu chia hết() chỉ cần gõ ch hoặc :. rồi gõ dấu ` hoặc Ctrl+Shift+K

Để gõ dấu suy ra() chỉ cần gõ sr rồi gõ dấu ` hoặc Ctrl+Shift+K
Để gõ dấu tương đương() chỉ cần gõ td rồi gõ dấu ` hoặc Ctrl+Shift+K
Để gõ dấu  chỉ cần gõ +- rồi gõ dấu ` hoặc Ctrl+Shift+K
Để gõ dấu  chỉ cần gõ -+ rồi gõ dấu ` hoặc Ctrl+Shift+K
Để gõ dấu (thuộc tập hợp) chỉ cần gõ tth rồi gõ dấu ` hoặc Ctrl+Shift+K
Để gõ (kí hiệu tam giác) chỉ cần gõ tg rồi gõ dấu ` hoặc Ctrl+Shift+K,...
Tính toán:
Để tính toán biểu thức đã gõ bạn chỉ cần bôi đen biểu thức hoặc đặt con trỏ phía sau biểu thức cần tính toán rồi gõ tổ hợp phím Ctrl+Shift+T rồi gõ các số tương ứng để chọn, cuối cùng gõ phím Enter. Để xem danh sách các hàm bạn hãy vào Menu Trợ giúp/Hướng dẫn sử dụng.
Các lệnh tính toán khác:
Để phân tích số 12345678900 ra thừa số nguyên tố chẳng hạn, bạn chỉ cần gõ .ptrts 12345678900 rồi gõ Ctrl+Shift+Enter
Để tìm các ước của số 24 bạn chỉ cần gõ: .uoc24 rồi gõ tổ hợp phím Ctrl+Shift+Enter.
Để tìm ước chung lớn nhất bạn chỉ cần gõ ucln(24,16) rồi bôi đen và gõ Ctrl+Shift+T để tính toán(Vì đây là 1 hàm số, kết quả là 1 số),v.v...
Vẽ đồ thị:
Để vẽ hệ trục tọa độ và lưới tọa độ trong khoảng -5 đến 5 bạn gõ .vetrucluoi -5,5 rồi gõ tổ hợp phím Ctrl+Shift+Enter.
Để vẽ đồ thị hàm số f(x)=2x-1 bạn làm như sau:
+Đặt biến: gõ .dbf(x)=2x-1 và khi con trỏ ở cuối hàm bạn gõ Ctrl+Shift+Enter
+Để bắt đầu vẽ đồ thị của f(x) bạn gõ: .vedothi f(x) rồi gõ Ctrl+Shift+Enter
Vẽ hình hình học:
Để vẽ tam giác thường ABC bạn làm như sau:
+Thực hiện lệnh vẽ các điểm ABC bạn gõ: .vecd ABC rồi gõ tổ hợp phím Ctrl+Shift+Enter
+Dùng chuột di chuyển các điểm tới vị trí vừa ý
+Thực hiện lệnh vẽ tam giác, bạn gõ: .vetg ABC rồi gõ tổ hợp phím Ctrl+Shift+Enter(các điểm ABC phải có rồi).
Để vẽ đường vuông góc(đường cao) AH ứng với cạnh BC của tam giác, bạn gõ: .vedvg AH BC rồi gõ tổ hợp phím Ctrl+Shift+Enter
Để vẽ dấu góc vuông của góc AHC bạn gõ .vedgv AHC Ctrl+Shift+Enter
Để vẽ dấu góc ABC bằng 2 vòng cung, bạn gõ các lệnh:
.vedg CBA rồi gõ tổ hợp phím Ctrl+Shift+Enter
.vedg CBA,3 rồi gõ tổ hợp phím Ctrl+Shift+Enter(số 3 với nghĩa là: dấu vòng cung cách dấu vòng cung chuẩn 3 đơn vị(pixel))
Để vẽ đường tròn tâm O ngoại tiếp tam giác ABC, bạn gõ các lệnh: .vedtr O ABC rồi gõ tổ hợp phím Ctrl+Shift+Enter(Tên điểm bắt đầu bởi 1 chữ cái và có thể có thêm các chữ số hay các dấu nháy đơn)
v.v...
Lưu ý khi sử dụng:
-Khi gõ xong các công thức, bạn nên bôi đen các công thức đó hoặc để con trỏ phía sau công thức và gõ phím Ctrl+Shift+D K để tự động điều chỉnh khoảng cách hợp lý giữa các phần trong công thức.

-Mỗi khi bạn thấy công thức hiển thị không hợp lý, bạn có thể làm như sau:
B1: Gõ Ctrl+Shift+O để xuất hiện bảng chọn rồi tiến hành thay đổi các mục chọn(Bước này có thể bỏ qua)
B2: Bôi đen các công thức rồi gõ Ctrl+Shift+D C để định dạng lại các công thức trong vùng chọn
6. Các tổ hợp phím cần nhớ
1. Tổ hợp phím Ctrl+Shift+Enter để thực hiện lệnh: tạo công thức, đặt biến, vẽ đồ thị, vẽ hình hình học và thực hiện một số lệnh khác.
2. Tổ hợp phím Ctrl+Shift+K để thực hiện lệnh chèn các Kí tự đặc biệt(Symbol)
3. Tổ hợp phím Ctrl+Shift+T để thực hiện lệnh Tính toán biểu thức đứng trước con trỏ hoặc biểu thức đang bị bôi đen.
4. Tổ hợp phím Ctrl+Shift+D để định dạng lại Font chữ, cỡ chữ như trong bảng chọn(Dùng Ctrl+Shift+O để mở) hoặc để tự động giãn khoảng cách trong công thức đang bôi đen.
5. Tổ hợp phím Ctrl+Shift+M để chọn màu cho phần đã bôi đen.
7. Chú ý
1. Khi cài đặt xong phần mềm, khởi động lại máy tính và khởi đông WORD bạn sẽ thấy xuất hiện một Menu chữ Việt có dấu trong WORD. Menu cuối cùng là Menu Trợ giúp trong đó có mục Hướng dẫn sử dụng giúp bạn mở tài liệu hướng dẫn cùng các ví dụ cụ thể(Nếu không thấy xuất hiện Menu này bạn nháy chuột tại nút mũi tên nhỏ ở cạnh mép phải màn hình).
2. Muốn sử dụng phần mềm trong POWERPOINT bạn chỉ việc nháy kép chuột tại biểu tượng EAC(Có chữ Microsoft PowerPoint đi kèm ở dưới) thì PowerPoint sẽ khởi động và trong thanh công cụ có thêm nút Chèn EAC giúp bạn chèn EAC.
3. Để sử dụng phần mềm trực tiếp trong các phần mềm khác như EXCEL,… bạn vào Menu Insert/Object…/Microsoft Word Documment của phần mềm ấy thì sẽ xuất hiện thanh Menu của phần mềm.

giaovienchunhiem
Admin

Tổng số bài gửi : 10
Join date : 24/12/2009
Age : 56

http://tranlequynhgiao.friendhood.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết